Thứ Ba, 7 tháng 8, 2012

Tín dụng đen: Lãi suất thấp, chỉ… 55%/năm

Khi vốn ngân hàng vẫn khó tiếp cận, doanh nghiệp lao đao là cơ hội để những dịch vụ cho vay tiền với lãi suất cắt cổ 55%/năm sinh sôi nảy nở.


                         <<  Ngân hàng habubank phát triển mạnh  >>
 

Lãi suất thấp, chỉ... 55%/năm

Vào giờ tan tầm, những ai đi ngang qua Ngã Tư Sở (Thanh Xuân, Hà Nội) thường nhận được tờ rơi cho mời chào vay tiền của Chovay... với lãi suất được quảng cáo là thấp chỉ 1.500 cho khoản vay 1 triệu đồng trong 1 ngày (lãi 0,15%/ngày).


Nghe qua, có vẻ thấp thật nhưng nếu tính toán chi li thì với các con số kể trên, tiền lãi sẽ vọt lên gần 55%/năm. Trong khi đó, lãi suất cho vay tại các ngân hàng đang được kiểm soát dưới 15%/năm.


Mặc dù tại Hà Nội, có rất nhiều tiệm cho vay, cầm đồ nhưng Chovay... được xem là hoạt động quy mô và rầm rộ với lời quảng cáo "Là nhà phân phối cho vay tiền mặt, cung cấp dịch vụ cầm đồ hàng đầu Hà Nội. Lợi thế chiến lược của chúng tôi là nguồn vốn tiền mặt dồi dào kết hợp với dịch vụ chuyên nghiệp, định giá cao và tôn chỉ hoạt động đảm bảo đáp ứng nhu cầu khách hàng. ChoVay... được các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp... đánh giá cao về uy tín cũng như tính cạnh tranh trên thị trường".


ChoVay... "khoe" có nguồn vốn lên tới hàng tỷ đồng, tiệm cầm đồ này sẽ cung cấp tài chính cho các khoản vay lớn được bảo đảm bởi các tài sản thế chấp như bất động sản, ôtô hay các tài sản có giá trị khác. Để cạnh tranh với hình thức cho vay tín chấp của ngân hàng, ChoVay... còn có dịch vụ cho vay tiêu dùng không cần tài sản thế chấp. ChoVay... có nhiều văn phòng rải khắp Hà Nội.


Trong vai một người muốn cầm đồ, phóng viên đã tới 1 trong các văn phòng của Chovay... ở đường Trường Chinh (Thanh Xuân, Hà Nội) và được tiếp đón nhiệt tình.


Một nhân viên tư vấn tại đây cho biết thủ tục vay vốn có thế chấp tài sản ở đây khá đơn giản. Khách hàng chỉ cần mang giấy tờ photo (kèm bản gốc để đối chứng) là có thể giải ngân ngay lập tức. Thủ tục còn dễ dàng tới mức dù không phải chính chủ, khách vẫn có thể cầm đồ được miễn là có bản photo chứng minh của chủ nhân. Hồ sơ đầy đủ và chính chủ sẽ được vay nhiều hơn.
Dịch vụ cầm đồ lãi suất cao mọc nhan nhan khắp Hà Nội (Ảnh minh họa)
Khi được hỏi tại sao lãi suất cao thế, người nhân viên tư vấn này trả lời: "Thế là thấp nhất Hà Nội rồi. Nhiều nơi khác còn chặt tới 0,35%/ngày cơ. Ở đây thủ tục nhanh chóng. Đồng ý ký hợp đồng là nhận tiền ngay. Em mà đi vay ngân hàng, có khi chờ cả tháng không được".


Cũng theo nhân viên này, dù vay lãi suất cao nhưng khách hàng vẫn không lo bị... đầu gấu săn vì đã có tài sản đảm bảo. Thời hạn hợp đồng là... vô hạn. Tuy nhiên, trong vòng 10 ngày, khách không trả tiền lãi thì cửa hàng có quyền thanh lý tài sản của khách.


"Hợp đồng là vậy nhưng bên anh vẫn du di cho khách. Tới ngày nộp lãi, nếu chưa có tiền, khách có thể gọi điện khất, cửa hàng sẽ gia hạn thêm mấy ngày nữa. Nhưng buộc phải báo, nếu không, cửa hàng sẽ không nương tay".


Lãi cao vẫn đắt khách


Khi thấy khách có vẻ chần chừ, người nhân viên này không nài nỉ thêm mà quay sang tư vấn cho người khác. Tất cả những gì anh ta làm là giới thiệu "sản phẩm" và trả lời thắc mắc. Nhân viên không nài khách vì cửa hàng không thiếu khách.


Theo quan sát của phóng viên, chỉ trong 10 phút, đã có tới 7 khách ghé thăm cửa hàng. 3 người có lẽ là khách cũ nên không cần hỏi han gì mà chỉ lẳng lặng đưa giấy tờ, cầm tiền rồi đi ngay. 4 người là khách mới nên cẩn thận căn vặn vài điều.


Anh Nguyễn Văn An, một thanh niên ngoài 20 tuổi, quê ở Hải Dương cho biết mình đã có thâm niên "cắm đồ". Sở dĩ anh chọn Chovay.... vì lãi suất... thấp. Cách đây hơn 1 tháng, anh An đã cắm chiếc xe máy hiệu Honda ở một cửa hiệu cầm đồ tại Thanh Xuân với lãi suất cắt cổ... 0,55%/ngày.


Chovay.... tỏ ra khá chuyên nghiệp khi có cả nhân viên giám định tài sản. Chiếc xe của anh An được soi một cách kỹ lưỡng. Chiếc Lead của anh An mua hơn 35 triệu, vẫn còn khá mới nhưng anh An chỉ được vay 14 triệu đồng.


Lạ một điều, tại Chovay..., những chiếc xe máy giá trị thấp bị soi rất kĩ nhưng những chiếc xe tay ga đắt tiền thì không. Một cô gái hỏi giá cầm đồ của chiếc Vespa LX Việt đã đi được hơn 1 năm, anh nhân viên tư vấn vội ngó ra ngoài nhìn xe rồi nhanh chóng phán 35 triệu đồng.


Anh An đoán: "Có lẽ họ trông mặt bắt hình dong. Cô gái kia có vẻ con nhà lành chắc có việc gấp nên mới cắm xe chứ không lốc chốc như bọn anh. Bọn anh mà đi cầm đồ, chẳng bao giờ được vay tới 50% giá trị xe đâu".

Một khách hàng nữa là anh Tùng (xin được đổi tên) là giám đốc của công ty mua bán đồ cũ NKH. Anh cho biết: "Chưa bao giờ anh nghĩ tới chuyện dây dưa với tín dụng đen nhưng cần vốn quá gấp mà không xoay đâu ra tiền nên đành vay nóng mấy hôm. Chứ vay vài tháng cũng đủ sạt nghiệp rồi".

Từ chối tiết lộ số tiền vay nhưng anh Tùng cho biết anh phải đặt sổ đổ chính ngôi nhà anh ở và chiếc ô tô của công ty để lấy vốn lưu động mua hàng gấp.


Vì sao "cắt cổ" vẫn vay?

Vì thiếu hồ sơ, anh Tùng phải bổ sung nên chưa thể giải ngân ngay trong ngày. Trước khi ra về, anh đã kịp tâm sự với phóng viên về... "cơ duyên" khiến anh phải vay vốn tín dụng đen với lãi suất "cắt cổ.

Lãi suất đã giảm nhưng khó tiếp cận (Ảnh minh họa)
Anh Tùng cho biết anh và 3 người bạn nữa cùng bỏ vốn lập công ty chuyên kinh doanh đồ cũ. Công ty nhỏ thôi nhưng do biết tính toán, lựa chọn sản phẩm thích hợp với thời buổi "thóc cao gạo kém" nên công ty tăng trưởng khá tốt.


Tuy nhiên, giống bao đơn vị khác, công ty của anh cũng thiếu vốn trầm trọng. Anh chia sẻ: "Anh kinh doanh ở lĩnh vực đồ cũ nên việc mua bán không chủ động được. Có ngày không mua được sản phẩm nào nhưng có ngày người bán ùn ùn kéo đến bán đồ. Nhiều khi hết tiền, công ty không thể mua được những món đồ rất tốt mà giá lại hời. Anh em quyết định đi vay vốn ngân hàng bổ sung cho nguồn vốn lưu động. Nhưng khi đi vay mới biết vay vốn khổ nhục như nào".


Anh Tùng kể đúng là bây giờ lãi suất có giảm thật, chỉ khoảng 15% và không kèm theo phí. Nhưng để vay được thì với công ty anh đúng là... khó hơn lên trời dù báo cáo tài chính của công ty khá lành mạnh với tỷ suất lợi nhuận cực ổn. Anh nộp hồ sơ hơn 2 tháng nay nhưng liên tục bị ngân hàng yêu cầu bổ sung giấy tờ.


"Họ đòi hỏi hồ sơ khắt khe lắm. Các chứng từ kèm theo rất chi tiết, hợp đồng đầu vào đầu ra cũng phải liệt kê. Rồi công ty còn phải kê khai tài khoản ngân hàng, tiền mặt. Ngân hàng bắt cung cấp chi tiết tới từng phiếu thu, thông tin khách hàng. Nói chung họ can thiệp rất sâu vào hoạt động của doanh nghiệp"- Anh Tùng than thở.


"Vừa có khách hàng chào bán loạt sản phẩm rất tốt mà cần thanh toán ngay nên anh đành ra đây vay tạm. Anh hy vọng ngân hàng sớm cho vay. Nếu không phải chờ bán được hàng mới thanh toán được. Như vậy, công ty chịu lãi rất cao. 5 ăn 5 thua. Cũng nhiều rủi ro lắm"- Anh Tùng chia sẻ.


Chính vì rất nhiều cá nhân và doanh nghiệp không thể vay vốn ngân hàng được nên Chovay... công khai chào mời nhân viên ở các ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng. Theo thỏa thuận, hồ sơ vay bị từ chối sẽ được chuyển sang Chovay... Không cần làm gì, chỉ cần chuyển hồ sơ, các cộng tác viên này sẽ được hưởng 20% lợi nhuận giao dịch.


Hiện nay trên địa bàn Hà Nội, các cửa hiệu cầm đồ mọc lên như nấm. Chỉ trên một đoạn ngắn của phố Minh Khai đã có hàng chục cửa hiệu cầm đồ nằm san sát nhau. Tại những "phố cầm đồ" như Láng, Đặng Dung,... số lượng cửa hàng đông hơn nhiều và hoạt động cũng đông đúc hơn.


Lãi suất được đưa ra khá đồng đều, từ khoảng 0,15% tới 0,2%/ngày. Cũng có nơi lãi suất cao hơn một chút nhưng điều kiện vay "dễ thở" hơn.


Anh Công, một ông chủ cửa hiệu cầm đồ (chuyên cầm ô tô, xe máy) nằm trên đường Trần Khát Chân cho biết khách hàng của anh chủ yếu thanh niên, trong đó đa phần là dân cá độ, lô đề. Tuy nhiên, năm nay, số lượng doanh nghiệp tới vay đã tăng lên đáng kể.

Thứ Năm, 2 tháng 8, 2012

Ngân hàng càng lớn, càng nhiều nợ xấu

 
42% nợ xấu của 8 ngân hàng niêm yết là những khoản có thể mất trắng. Trong khi đó, các "ông lớn" như Vietcombank, Vietinbank chiếm 70% nợ xấu của nhóm này.

                         <<  Ngân hàng habubank phát triển mạnh  >>

Theo báo cáo tài chính quý II công ty mẹ của 8 ngân hàng niêm yết, tổng nợ xấu các đơn vị này đang gánh lên tới 20.726 tỷ đồng. Trong đó, nợ nhóm 5 - có khả năng mất vốn - chiếm tới 40%.

 
Vietcombank, Vietinbank chiếm 70% nợ xấu trong khối ngân hàng
 niêm yết.
Vietcombank, Vietinbank chiếm 70% nợ xấu trong khối ngân hàng niêm yết. Đơn vị: tỷ đồng.

Trong số 8 nhà băng niêm yết, nợ nhóm 5 - nợ có khả năng mất vốn - nhóm có nguy cơ rủi ro cao nhất - của Vietcombank và Eximbank đều chiếm quá nửa tổng nợ xấu. Trong khi đó, cơ cấu nợ xấu cho hay, nợ có khả năng mất vốn của 8 ngân hàng đều chiếm ít nhất một phần ba "cục máu đông" nợ xấu.

Vietinbank và Sacombank là 2 ngân hàng có tốc độ gia tăng nợ xấu cao nhất so với thời điểm đầu năm 2012. Nợ xấu của Vietinbank tăng hơn 3 lần đầu năm, từ hơn 2.000 tỷ lên gần 7.000 tỷ đồng. Còn Sacombank, nợ xấu của ngân hàng này tăng hơn 2 lần.

Nhìn vào bảng thống kê số liệu nợ xấu của 8 ngân hàng niêm yết có thể thấy rõ, ngân hàng quy mô càng lớn thì "cục máu đông" nợ xấu càng "đặc". Tính đến hết ngày 30/6, nợ xấu của Vietcombank lẫn Vietinbank "đội" thêm hàng nghìn tỷ. Vietcombank tăng từ hơn 4.000 tỷ lên gần 7.500 tỷ trong khi Vietinbank tăng gấp 3 lần từ 2.000 tỷ lên gần 7.000 tỷ đồng. Nếu xét riêng 8 nhà băng đang niêm yết trên sàn, nợ xấu của hai "ông lớn" quốc doanh Vietcombank, Vietinbank chiếm 70% tổng nợ xấu của các ngân hàng.

Nợ xấu 8 ngân hàng niêm yết tại thời điểm 30/6 và 1/1/2012. 
Đơn vị: tỷ đồng.
Nợ xấu tại thời điểm 30/6 và 1/1/2012. Vietcombank, Vietinbank là "quán quân" nợ xấu trong số các ngân hàng niêm yết.
(Đơn vị: tỷ đồng)


Bình luận về những con số này, Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa - thành viên Hội đồng tư vấn Chính sách tiền tệ - cho hay, công bố nợ xấu của Vietcombank thường cao hơn các ngân hàng khác một chút, nguyên nhân là họ hạch toán nợ gần với chuẩn quốc tế nhất. Mặc dù vậy, ông Nghĩa nhìn nhận việc nợ xấu tăng lên hàng nghìn tỷ sau 6 tháng đầu năm là đáng lo ngại. "Cục máu đông nợ xấu đã quá lớn làm tăng mạch máu khiến hệ thống tuần hoàn không thể đẩy máu lưu thông được nữa", chuyên gia này ví von.

Trong khi đó, chuyên gia ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu lại cho rằng việc các ngân hàng lớn như Vietcombank, Vietinbank có số nợ xấu cao là dễ hiểu bởi quy mô hoạt động lớn nên quy mô nợ cũng không thể nhỏ. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Trí Hiếu, nguyên nhân chính khiến nợ xấu của các "ông lớn" tăng cao có thể vì họ phải "ôm" quá nhiều nợ từ doanh nghiệp Nhà nước làm ăn không hiệu quả.

Tuy nhiên, theo ông Lê Xuân Nghĩa - nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban giám sát tài chính quốc gia - nợ đọng trong khối doanh nghiệp tư nhân không phải ít trong bối cảnh kinh tế quá khó khăn như này. "Hiện có một vài doanh nghiệp tư nhân thậm chí còn nợ gấp 3, gấp 4 lần Vinashin, Vinalines", ông Nghĩa tiết lộ với VnExpress.net.

Với tốc độ gia tăng chóng mặt, nợ xấu đã trở thành câu chuyện ám ảnh tại hầu hết các ngân hàng trong nửa năm trở lại đây. Phó phòng khách hàng doanh nghiệp tại một ngân hàng cổ phần trên phố Trần Hưng Đạo (Hà Nội) cho biết, nhiều cán bộ tín dụng đã bị giữ lại 30% lương vì để nợ xấu tăng lên cao và khó thu hồi. "Làm vậy để các nhân viên mạnh tay hơn trong việc đôn đốc, thúc giục khách hàng trả nợ", vị cán bộ này lý giải.

Bản thân Vietinbank, "ông lớn" quốc doanh có nợ xấu tăng thêm 4.700 tỷ đồng so với đầu năm cũng vừa có động thái chấn chỉnh tình trạng nợ xấu. Một vài ngân hàng bắt đầu xử lý cán bộ tình dụng để nợ xấu leo cao. Vietinbank cùng một lúc sa thải 15 cán bộ Chi nhánh Bến Tre (gồm cả ban giám đốc chi nhánh ngân hàng) vì để xảy ra nhiều sai phạm trong hoạt dộng điều hành nghiệp vụ, gây nợ xấu lớn.

Năm ngoái, nợ xấu toàn ngành chỉ 3,07% nhưng đã tăng gấp rưỡi lên 4,47% vào năm nay. Tuy nhiên, 4,47% là con số do các ngân hàng thương mại báo cáo trong khi con số Thanh tra Ngân hàng Nhà nước đưa ra là 8,6% tương đương 202.000 tỷ đồng (tính đến hết tháng 3). Chính Ngân hàng Nhà nước cũng thừa nhận những câu chuyện giấu nợ xấu, làm đẹp bản báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại.

Nhìn vào những con số nợ xấu trong quý II đã công bố, một chuyên gia tài chính cho rằng sở dĩ nợ xấu tăng mạnh là do nhiều ngân hàng đã biết "sợ" nên phân loại, trích lập dự phòng "có phần đầy đủ hơn". Tuy nhiên, vị này vẫn tin rằng: "Kể cả ngân hàng lớn lẫn nhỏ đều trích lập dự phòng rủi ro chưa đầy đủ nên bức tranh về lợi nhuận của họ có thể đã được tô hồng hơn thực tế".
 
Thanh Thanh Lan

Thứ Ba, 31 tháng 7, 2012

Trung Quốc trở lại neo tỷ giá nhân dân tệ

Ngày 25/7, Ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBOC) đưa ra tỷ giá tham chiếu nhân dân tệ so với USD thấp nhất kể từ đầu năm, đánh dấu ngày giảm giá thứ 3 liên tiếp của nhân dân tệ.


Bài liên quan : <<  Ngân hàng habubank vượt qua khó khăn  >>
                         <<  Ngân hàng habubank phát triển mạnh  >>


Kể từ đầu năm nay, nhân dân tệ giảm 1,1% giá trị so với USD sau khi tăng 4,7% năm 2011. PBOC hiện chưa đưa ra bất cứ bình luận nào và cũng chưa rõ xu hướng này có tiếp diễn trong các ngày, các tuần tới hay không.
Giới giao dịch và phân tích cho rằng, sự chuyển biến chính sách tỷ giá trong những ngày gần đây của Trung Quốc nhằm hỗ trợ các nhà xuất khẩu đối phó với tình trạng hoạt động kinh doanh trì trệ và giảm nguy cơ sa thải lao động trước Đại hội Đảng cuối năm nay.
Một đồng nhân dân tệ giá rẻ giúp hàng hóa Trung Quốc rẻ hơn. Trong khi đó, chuyên gia kinh tế hàng đầu tại Crédit Agricole, Hong Kong, ông Dariusz Kowalczyk, cho rằng: “Tác động tâm lý của việc nhân dân tệ suy yếu sẽ rất lớn. Nó cho thấy Bắc Kinh đang tập trung tối thiểu hóa các rủi ro đối với tăng trưởng kinh tế, bất chấp sức ép từ phía Mỹ”.
Nhân dân tệ giảm giá cũng sẽ thành vấn đề được chính trị hóa trong suốt chiến dịch tranh cử Tổng thống ở Mỹ khi trước đó ứng viên Cộng hòa Mitt Romney cáo buộc Trung Quốc thao túng tiền tệ.
Trong khi đó, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) hôm qua cho rằng, nhân dân tệ vẫn thấp hơn giá trị thực so với các đồng tiền chủ chốt khác. Một số chuyên gia đánh giá, nhân dân tệ thấp hơn giá trị thực khoảng 10%.
Liên minh châu ÂU (EU) là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Trung Quốc sau Mỹ. Nhân dân tệ tăng 5,6% so với euro kể từ tháng 1, trong khi USD tăng 6,9% so với euro. Với việc giảm giá nhân dân tệ so với USD, PBOC sẽ ghìm đà tăng của nhân dân tệ so với euro.
Điều này sẽ hỗ trợ cho các nhà xuất khẩu Trung Quốc đối phó với ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng nợ châu Âu.

Chủ Nhật, 29 tháng 7, 2012

Lãi suất huy động vẫn âm thầm dâng cao

 
Tặng phiếu mua hàng cho khách để nâng lãi suất thực lãnh vượt 10% khi gửi ngắn hạn, cho rút gốc trước kỳ nhưng vẫn hưởng lãi suất cao...là những chiêu mà các nhà băng hiện đang áp dụng để hút khách gửi tiền.

Bài liên quan : <<  Ngân hàng habubank vượt qua khó khăn  >>
                         <<  Ngân hàng habubank phát triển mạnh  >>

Mới đây Ngân hàng Nhà nước đã cấm các nhà băng trả lãi cao cho người gửi tiền rút trước hạn nhưng hiện nay nhiều ngân hàng vẫn vô tư áp dụng. Chị Thanh Lan, nhà quận 3, TP HCM sáng nay đến gửi tiền tại chi nhánh một ngân hàng quốc doanh ở quận 1, TP HCM. Tại đây, nhà băng niêm yết trên biểu lãi suất cao nhất chỉ có 10% dành cho kỳ hạn 12-36 tháng. Tuy nhiên, khi tiếp chị, nhân viên cho biết ngân hàng đang có chương trình tiết kiệm siêu lãi suất, chỉ áp dụng cho kỳ hạn 24 tháng, lãi suất là 12%. Đặc biệt, khi tham gia chương trình này, khách được phép rút tiền trước hạn. Nếu hạn gửi thực của khách đủ 12 tháng sẽ được hưởng nguyên 12%, còn dưới 12 tháng thì tính theo lãi suất 9% như kỳ hạn ngắn, thay vì áp lãi không kỳ hạn.

Hiện tượng này cũng diễn ra tại các nhà băng trên địa bàn Hà Nội. Giao dịch viên của một chi nhánh ngân hàng quận Long Biên cho biết nếu khách hàng gửi một khoản tiết kiệm kỳ hạn trên 12 tháng, sẽ được hưởng lãi suất là 12% một năm, lãi lĩnh cuối kỳ. Tuy nhiên, trong trường hợp khách hàng rút ra trước khi đến hạn, ngân hàng vẫn đồng ý cho khách hưởng lãi suất 12% mỗi năm dựa trên số tháng thực gửi như cam kết ban đầu, thay vì áp dụng lãi suất tiết kiệm không kỳ hạn theo quy định.

Để hợp thức hóa, ngân hàng sẽ cho khách vay một khoản tiền bằng số tiền gửi của khách hàng, lãi suất 12%, với tài sản đảm bảo là sổ tiết kiệm của chính khách hàng trong thời hạn còn lại. Bằng phương thức này, tài khoản của ngân hàng đã được cân đối mà vẫn đảm bảo được quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Thừa nhận cách thức áp dụng lãi suất cho khoản tiết kiệm rút tiền trước hạn trên là “lách” quy định, nhưng cán bộ tín dụng của nhà băng này cho rằng, họ phải làm như vậy để giữ chân những khách hàng lớn.

Ngoài việc cho rút trước hạn, hưởng lãi cao, các nhà băng cũng không ngại ngần chọn phương thức tặng phiếu mua hàng cho khách gửi tiền. Tại phòng giao dịch của một ngân hàng cổ phần lớn nằm trên đường An Dương Vương, quận 5, TP HCM, khách gửi tiền kỳ hạn ngắn sẽ hưởng lãi suất 9% đúng như quy định trần. Tuy nhiên, nhà băng sẽ tặng kèm ngay cho khách những phiếu mua hàng tại siêu thị. Giá trị phiếu nhiều hay ít sẽ tùy thuộc vào số tiền khách đã gửi. Nếu tính ra lãi suất, có thể tương đương thêm 1% (tức tổng lãi được hưởng khoảng 10%, cao hơn trần hiện nay 1%).

Lãnh đạo một ngân hàng cổ phần lớn tại TP HCM tiết lộ, lãi suất huy động ngắn hạn tại nhiều ngân hàng gồm cả quy mô nhỏ và lớn hiện cũng đang dao động từ 10% đến 11% một năm, tùy từng đối tượng khách hàng và số tiền gửi.

Ông cũng nói thẳng, một khi còn cái gọi là "trần lãi suất" thì hiện tượng lách sẽ khó chấm dứt. Bởi lẽ, việc hạ trần tiền gửi xuống 9% đã làm tăng sự khó khăn cho một số ngân hàng nhỏ và yếu thanh khoản dẫn đến tình trạng nhiều nhà băng phải sử dụng những chương trình khuyến mại đặc biệt nhằm tăng lãi suất thu hút tiền gửi từ dân chúng.

"Mỗi lần Ngân hàng Nhà nước hạ trần, thì các nhà băng này lại một lần tìm cách lách quy định cốt làm sao cho khách vẫn được hưởng mức lãi suất cao để họ ở lại với ngân hàng", ông nói.

Nhìn nhận về thực trạng trên, Tiến sĩ Lê Thẩm Dương, Trưởng khoa Quản trị kinh doanh, Đại học Ngân hàng TP HCM cho rằng, tại thời điểm này, tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng Việt Nam được xem là tương đối ổn định. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số nhà băng nhỏ đang đối mặt giữa sự sống và cái chết.

"Một khi những nhà băng nhỏ này lách trần để hút vốn cứu thanh khoản thì nhà băng lớn tuy thừa vốn nhưng không thể ngồi yên để mất khách hàng, buộc phải lách theo. Điều này khiến cho cả ông nhỏ lẫn ông lớn đều đua nhau vượt trần lãi suất ngắn hạn hoặc trả lãi cao cho người rút trước hạn", Tiến sĩ Dương nói.

Trao đổi với VnExpress.net, ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM cho hay, tình hình huy động trên địa bàn thành phố 6 tháng đầu năm tuy tăng chậm hơn so với cùng kỳ nhưng vẫn tăng 6,32%. Thanh khoản của các nhà băng tương đối ổn định.

Theo ông Mình, cơ quan này đang dồn sức để tìm cách cứu doanh nghiệp, nhưng vẫn không lơ là việc giám sát nhà băng thực hiện quy định trần huy động. Tuy nhiên, đến thời điểm này, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM chưa phát hiện trường hợp nào lách trần.

Bởi theo Phó giám đốc Minh, việc xử lý những ngân hàng "lách luật" này không đơn giản. Nguyên nhân là không phải lúc nào cũng bắt được tận tay sự thỏa thuận lãi suất chui của ngân hàng với người gửi tiền. "Mà những người có tiền gửi cũng chẳng có ai dại đến mức đi tố cáo nhà băng cho mình hưởng lãi suất cao", ông nói.

Quan chức này thông tin, thời gian tới, thanh tra Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM sẽ tiếp tục kiểm tra việc thực hiện lãi suất tại các nhà băng. "Nếu phát hiện trường hợp nào áp dụng lãi suất vượt trần hoặc sai quy định, chúng tôi sẽ xử lý nghiêm khắc", Phó giám đốc khẳng định.

Trước đó, vào ngày 21/6, để chấn chỉnh tình trạng lách trần, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu các cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện quy định về lãi suất tiền gửi theo quy định tại Thông tư số 19 và Thông tư số 04.

Trường hợp cần thiết, tiến hành ngay việc kiểm tra, thanh tra toàn diện hoạt động đối với tổ chức tín dụng vi phạm. Đồng thời, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm theo thẩm quyền đối với các nhà băng vi phạm quy định của pháp luật về lãi suất tiền gửi và báo cáo Thống đốc kết quả xử lý.

Thứ Ba, 17 tháng 7, 2012

Nhóm ngân hàng nào đang chiếm nợ xấu lớn nhất?

Đến 31/3/2012, nợ xấu hệ thống là 8,6%. Nhóm ngân hàng nào là tác nhân “thúc đẩy” tỷ lệ này trong thời gian qua? 


                         <<  Ngân hàng Habubank tự tin xóa nợ  >>
 

Ngày 12/7, Ngân hàng Nhà nước tổ chức buổi trao đổi với báo giới về nợ xấu. Tại đây, có hai con số được đưa ra: một là, theo báo cáo của các tổ chức tín dụng, đến 31/5/2012, nợ xấu của hệ thống là 4,47%; hai là, theo giám sát từ xa của Ngân hàng Nhà nước, đến 31/3/2012, nợ xấu của hệ thống là 8,6%.
Có lẽ con số thứ hai tin cậy hơn. Vấn đề còn lại là trong con số đó, nhóm ngân hàng nào chiếm tỷ trọng lớn nhất? Buổi trao đổi nói trên diễn ra ngắn gọn, nhiều cánh tay giơ lên nhưng đành rút về, nên đành để ngỏ câu hỏi đó.
Nhưng, có thể tham khảo ở một kênh trong cuộc. Báo cáo chuyên đề của bộ phận nghiên cứu một ngân hàng thương mại vừa công bố có những dữ liệu cơ bản, có thể trả lời cho câu hỏi trên.
Báo cáo này khá chi tiết, khi tạo được những phân vùng thú vị. Một phân vùng là chia theo các nhóm ngân hàng khác nhau; một phân vùng là xác định hẳn “đóng góp” của nhóm G14 (14 ngân hàng thương mại lớn nhất trong hệ thống); hay tách cả phân vùng của nhóm “có vấn đề”.
Ở phân vùng thứ nhất, dữ liệu cập nhật đến 31/3/2012 cho thấy, khối ngân hàng thương mại nhà nước chiếm quá nửa miếng bánh nợ xấu, chiếm tỷ trọng tới 50,5%; nhóm thứ hai là khối thương mại cổ phần với 27,8%; nhóm ngân hàng nước ngoài chiếm khá nhỏ (do sự hạn chế về quy mô) với 4,2%; nhóm các tổ chức tín dụng khác chiếm 17,5%.
Ở phân vùng thứ hai, dữ liệu cập nhật đến 31/3/2012 cho thấy, nhóm G14 choán một phần rộng lớn của miếng bánh, chiếm tới 62%; đáng chú ý là nhóm ngân hàng “có vấn đề” chiếm 10%; nhóm còn lại chiếm 28%.


Tỷ trọng theo phân nhóm "riêng có" lần đầu tiên xuất hiện.

Tỷ trọng theo phân nhóm truyền thống.