Ngân Hàng Habubank
Mặc dù đã gặp không ít sóng gió, nhưng sau khi sát nhập mọi khó khăn của habubank sẽ được giải quyết.
sáp nhập với ngân hàng khác được cho là tốt hơn. Trước đó, ngay khi công khai các tài liệu về phương án và đề án sáp nhập với SHB, HĐQT của ngân hàng Habubank khẳng định đây là một quyết định được cân nhắc một cách cẩn trọng trên cơ sở đảm bảo tối đa quyền lợi cho các cổ đông, cán bộ nhân viên trong điều kiện hiện nay của ngân hàng. Việc sáp nhập HBB vào SHB là việc chuyển toàn bộ trách nhiệm và nghĩa vụ của HBB với các khách hàng, đối tác, nhân viên cho SHB kể từ ngày nhận sáp nhập. Quá trình này, được sự kiểm soát và hỗ trợ chặt chẽ của NHNN các cấp để đảm bảo quá trình diễn ra thành công, không ảnh hưởng tới quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền, khách hàng và các bên liên quan.
Song, tại sao lại chọn SHB và năng lực tài chính của nhà băng này đến đâu lại là câu hỏi được nhiều cổ đông của Habubank đặt ra. Có ý kiến cho rằng, SHB phải là một nhà băng có tài chính thực sự khỏe mới có thể gánh vác được ngân hàng Habubank cũng như đảm bảo sức khỏe, hiệu quả của ngân hàng sau sáp nhập. Việc sáp nhập theo đó cũng không thể tiến hành vội vàng, ảnh hưởng đến quyền lợi của các cổ đông. Bên cạnh dấu hỏi về năng lực tài chính của SHB, có ý kiến còn cho rằng, nếu được chọn, tại sao Habubank không chọn những định chế tài chính có năng lực hơn SHB... Thực tế thì ngay trong dự thảo đề án sáp nhập với SHB, HĐQT của ngân hàng Habubank cũng nhận thấy không ít các điểm yếu của đối tác sáp nhập. Phân tích về SHB, Habubank nhìn thấy một nhà băng có quy mô hoạt động chưa lớn, chưa có bề dày hoạt động và cơ cấu quản trị doanh nghiệp cũng chưa bắt kịp với tốc độ phát triển của ngân hàng. Bên cạnh đó, cơ cấu bảng cân đối kế toán của SHB vẫn tập trung nhiều vào hoạt động tín dụng và chi phí hoạt động cao so với tổng nguồn thu của ngân hàng.
Dù có nhiều thắc mắc của cổ đông, ĐHCĐ của Habubank cũng đi đến phần biểu quyết và kết quả cuối cùng cho thấy, có đến 85,21% trên tổng số phiếu biểu quyết đồng ý thông qua phương án sáp nhập ngân hàng Habubank vào SHB kèm theo đề án sáp nhập, hợp đồng sáp nhập và điều lệ ngân hàng sau sáp nhập. Như vậy về mặt thủ tục, thương vụ sáp nhập hai ngân hàng cơ bản hoàn tất nửa chặng đường đầu tiên, về phía Habubank. Phía bên kia - SHB, chặng đường còn lại phụ thuộc vào kết quả tại ĐHCĐ sẽ được tổ chức vào ngày 5.5 tới đây. Có thông tin cho rằng, nửa còn lại dường như sẽ dễ dàng hơn.
Thành lập năm 1989, Habubank là một trong những NHTMCP ra đời sớm nhất ở Việt Nam. Tuy nhiên, thời gian cũng chưa hẳn đã nói lên được điều gì nếu như hình ảnh của một ngân hàng không được tạo dựng trên cơ sở những giá trị bền vững. Với phương châm hành động “Giá trị tích lũy niềm tin”, Habubank đã chọn một lối đi riêng: không ồn ào mà ấn tượng, không nôn nóng mà linh hoạt, không vội vàng mà hiệu quả.
Từ một ngân hàng có số vốn điều lệ ban đầu vẻn vẹn 5 tỷ đồng, 21 năm qua, con số này tăng gấp 600 lần. Đến tháng 12/2009 ngân hàng Habubank đã hoàn thành việc tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ đồng và tháng 8/2010 vừa qua, Habubank đã phát hành thành công 1.050 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi để sang năm 2011, khi toàn bộ số lượng trái phiếu này chuyển thành cổ phiếu, vốn điều lệ của Habubank tăng tối thiểu lên 4.050 tỷ đồng. Như vậy, Habubank nằm trong số những NHTM đi đầu trong việc thực hiện Nghị định số 141/2006/NĐ-CP của Chính phủ, đáp ứng yêu cầu tăng vốn điều lệ lên tối thiểu là 3.000 tỷ đồng trong năm 2010.
Nền tảng tài chính vững vàng đã tạo điều kiện thuận lợi cho Habubank thực hiện chiến lược phát triển dựa trên quan điểm cân bằng giữa rủi ro với lợi nhuận nhằm đem lại hiệu quả hoạt động kinh doanh cao và phát triển bền vững. Nhờ vậy, Habubank luôn nằm trong Top 5 NHTMCP có tỷ suất lợi nhuận cao nhất và là một trong số các ngân hàng mang lại hiệu quả đầu tư thành công nhất cho các nhà đầu tư trong chu kỳ 5 năm, 2005-2009. Đây cũng là giai đoạn phát triển đầy bứt phá của Habubank với lợi nhuận sau thuế đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 64%/năm. Theo bà Bùi Thị Mai - Tổng giám đốc Habubank, đến hết tháng 10/2010, ngân hàng này đã đạt lợi nhuận trước thuế là 500 tỷ đồng trong khi kế hoạch lợi nhuận cả năm là 600 tỷ đồng. Có thể coi đây là một kết quả ấn tượng mà Habubank đạt được trong điều kiện thị trường tiền tệ Việt Nam trong năm nay diễn biến phức tạp và rủi ro hơn với chênh lệch lãi suất đầu vào - đầu ra bị thu hẹp đáng kể. Bên cạnh con số lợi nhuận ấn tượng, Habubank cũng nằm trong số ít các ngân hàng có tỷ lệ an toàn vốn cao hơn so với yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) và tiêu chuẩn quốc tế. Cụ thể, năm 2009, tỷ lệ nợ xấu (từ nhóm 3 đến nhóm 5) của Habubank là 2,24%, tỷ lệ an toàn vốn đạt trên 11%. Và mục tiêu Habubank đặt ra cho năm 2011 là kiểm soát chặt tỷ lệ nợ xấu ở mức dưới 3%, duy trì tỷ lệ an toàn vốn trên mức 9,5%.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét